Nhận định Karl XII của Thụy Điển

Vua Karl XII hy sinh.

Vua Karl được mệnh danh là "vị vua vô địch" và ông có thể mất danh hiệu này ở bất kỳ một thời điểm nào. Nhân dân Nga mệnh danh Sa hoàng Pyotr là "Đại đế" và ông không thể mất danh hiệu này trong bất cứ một trận bại nào...

— Voltaire[90]

Với chuyến phiêu lưu suốt 18 năm trời của ông trên toàn cõi Đông Âu, ông là vị vua - chiến binh cuối cùng trong một loạt các ông hoàng chinh chiến của Vương quốc Thụy Điển.[38] Có tài liệu cho hay, vị danh tướng bậc thầy trong thời đại ông - Karl XII - thường mang một cuốn tiểu sử Alexandros Đại đế trong các cuộc chiến tranh của ông. Là vị vua - chiến binh có sức lôi cuốn, cũng giống như Hoàng đế Napoléon Bonaparte, vị vua khét tiếng tham vọng bá chủ châu Âu vừa được ca ngợi, mà cũng vừa bị chê trách.[5][63] Ông được xem là vị thống soái mạo hiểm có một không hai trong thời đại ông sống, thậm chí từng được xem là vị vua gặt hái nhiều thành công nhất trên vũ trụ thời ấy.[40][84] Dù xua quân tàn phá nhiều nước và giết hại không ít người, Karl XII - kình địch ngoan cường của vị vua Nga lừng danh[91] - được nhà triết học người Pháp Voltaire ca ngợi như "vĩ nhân xuất sắc nhất cả thế giới chưa từng thấy" và "vị Quân vương đáng kính", vị danh tướng cực kỳ hung hãn và dũng cảm.[14][92] Song, tuy ca ngợi lòng quả cảm của ông, Voltaire cũng chỉ trích nhiều chính sách và chiến lược có phần sai lệch của ông.[93]

Dù là vị vua mất nước, những người phân biệt chủng tộc, dân tộc - lãng mạn chủ nghĩa, tân phát xít Thụy Điển xem ông là vị anh hùng dân tộc,[94] ông vua vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước.[4][10] Ông đứng ngang hàng với những danh nhân lịch sử từ cổ chí kim như Alexandros Đại đế, Julius CaesarLouis XIV của Pháp.[5] Quốc vương Karl XII được coi là vị thống soái xuất sắc nhất của Vương quốc Thụy Điển, kể từ những năm tháng huy hoàng của vua Gustav II Adolf.[21] Những chiến tích lừng lẫy của ông đã mang lại cho ông danh hiệu "Alexandros Đại đế của phương Bắc".[24] Francesco Algarotti - vị khách quý của Quốc vương nước Phổ là Friedrich II Đại Đế - thì cho rằng tuy vua Karl XII chiến đấu rất dũng cảm trên chiến trường, nhưng ông phụ thuộc vào các quan trong việc chỉ huy:[90]

Một thanh bảo kiếm. Khi nằm trong tay một vị tướng tài, bảo kiếm nhất định sẽ chiến đấu rất tốt.

— Francesco Algarotti

Tuy từng gọi ông là "Hùng sư của phương Bắc" nhưng người Ba Lan và người Sachsen đã mệnh danh ông là "Thằng điên của phương Bắc" sau khi ông thất bại trong cuộc chiến tranh tàn khốc.[36][95] Là vị vua nổi tiếng nhất của Đế quốc Thụy Điển, ông được miêu tả qua những dòng văn của đại văn hào Voltaire như sau:[8][9]

Ông có tất cả mọi tài năng của các bậc tiên vương... Chúng tôi quyết định với về vị vua này...

— Voltaire
Quan tài vua Karl XII tại Nhà nguyện Caroline, Nhà thờ Riddarholm ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển.

Là một nhà chinh phạt tàn bạo không khác chi Alexandros Đại đế,[80] thỉnh thoảng ông được gọi là "Hoàng đế Napoléon của phương Bắc".[96] Vị anh hùng hoang tưởng - vừa là người đương thời mà cũng vừa là nhân vật lịch sử không thể quên đối với Voltaire - được đại văn hào này cho rằng: "Gọi ông là ông vua độc đáo đúng hơn là ông vua vĩ đại" (Nguyên văn: "homme unique plutôt que grand homme"): người ta có thể "thán phục" ông, nhưng không thể bắt chước sự nghiệp ảo vọng của ông[91]. Chính Voltaire đã đem bài học về ông ra để dạy cho vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế - một thiên tài quân sự và vị vua-chiến binh đích thực khác trong lịch sử..[90] Là vị vua làm kiệt quệ tài nguyên của đất nước, do ông chết trẻ, tác giả Jonathan Swift xem ông là người anh hùng của sự mất mát. Chính Jonathan từng có ý định dâng cho vua tác phẩm "The Abstract of the History of England", trong đó ông được đề cập ở phần "Part of a Summer" và phần "To the Earth of Peterborough".[97]

Câu chuyện về vua Karl XII có thể là một bài học đối với các bậc Quân vương: nên ưu tiên một triều đại thái bình thịnh trị, trăm họ hạnh phúc hơn là quá huy hoàng.

— Voltaire [90]